Khái quát Đại_suy_thoái

Bong bóng bất động sản của Hoa Kỳ bị vỡ dẫn tới khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp rồi phát triển thành một cuộc khủng hoảng tài chính mà hậu quả là tình trạng đói tín dụng ảnh hưởng tới khu vực kinh tế thực. Vỡ bong bóng nhà ở cũng dẫn tới suy giảm tiêu dùng cá nhân ở Hoa Kỳ. Sự bất trắc trong đời sống kinh tế và kinh doanh càng làm cho tiêu dùng và sản xuất bị hạn chế. Ba nhân tố này gây ra suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ từ năm 2008. Nhiều nước trên thế giới có các tổ chức tài chính đã tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Khi các tổ chức tài chính này bị thua lỗ, tình trạng rối loạn tài chính, thậm chí là khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở nhiều nước khiến cho các nước này rơi vào suy thoái kinh tế hoặc suy giảm tốc độ tăng trưởng. Do Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều nước đang phát triển (nhất là khu vực Đông Á) nên suy thoái và suy giảm tăng trưởng kinh tế từ thế giới phát triển đã làm giảm xuất khẩu của các nước đang phát triển. Đồng thời, vì các nước phát triển là nguồn cung cấp các khoản vay ngân hàng, các khoản vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho các nước đang phát triển, nên khi các nước phát triển dừng cho vay, dừng giải ngân hay rút vốn về, nhiều nền kinh tế đang phát triển đã bị tác động tiêu cực nghiêm trọng. Giảm sản xuất trên quy mô toàn cầu dẫn tới giảm lượng cầu về năng lượngnguyên liệu, khiến cho các nước xuất khẩu dầu và nguyên liệu bị giảm đáng kể nguồn thu từ xuất khẩu các yếu tố này. Vì thế, suy thoái và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế lan sang cả các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông, Nam Mỹ, Trung ÁNga vốn được lợi suốt một thời gian khá dài từ giá dầu tăng.[10][11]

Để ngăn chặn suy giảm tăng trưởng, khôi phục kinh tế, hầu hết các nước bị tác động đã áp dụng tích cực chính sách kích thích kinh tế, đặc biệt là kích cầu,[12] khiến cho có nhiều quan điểm khẳng định sự trở lại của chủ nghĩa Keynes. Sự hợp tác quốc tế thông qua diễn đàn G20 đã làm tăng vị thế của các nước đang phát triển, nhất là của Trung Quốc.[13]

Đến giữa năm 2009, dấu hiệu phục hồi kinh tế đã bắt đầu thấy ở các nước bị tác động.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_suy_thoái http://news.firedoglake.com/2011/07/22/krugman-coi... http://docs.google.com/www.imf.org/external/pubs/f... http://www.hindu.com/2008/11/18/stories/2008111860... http://economix.blogs.nytimes.com/2009/03/11/great... http://www.reuters.com/article/topNews/idUSTRE52B2... http://www.usnews.com/opinion/mzuckerman/articles/... http://online.wsj.com/article/SB100014240527023035... http://www.bea.gov/national/nipaweb/TableView.asp?... http://www.bea.gov/newsreleases/national/gdp/gdpne... http://www.bls.gov/cps/